Hầu hết các dòng bếp từ cao cấp hiện nay đều được trang bị tính năng tự động tắt bếp an toàn giúp bảo vệ người dùng trong quá trình sử dụng bếp cũng như giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm. Vậy tính năng tự động tắt bếp trên bếp từ là gì? Lợi ích khi sử dụng bếp từ tích hợp tính năng an toàn này? Cùng OGaly tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tính năng tự động tắt bếp trên bếp từ
Tính năng tự động tắt của bếp từ là một tính năng an toàn có sẵn bên trong bếp từ. Sau khi kết thúc cài đặt/ thời gian nấu đã chọn, bếp sẽ tự động tắt để tiết kiệm năng lượng. Hoặc trong trường hợp, bạn vô tình bật bếp lên chưa kịp sử dụng mà quên không tắt bếp, bếp sẽ tự động tắt sau một khoảng thời gian đã lập trình sẵn. Giúp bạn an tâm sử dụng mà không sợ vô tình quên tắt bếp.
Trong một số trường hợp, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong hệ thống, như một tính năng an toàn, cảm biến ngắt của bếp từ sẽ tự động tắt. Cụ thể,
2. Các trường hợp bếp từ tự động tắt
- Khi nguồn điện không ổn định: Khi điện áp không ổn định hoặc bếp hoạt động quá lâu, nhiệt độ bếp tăng cao so với nhiệt độ quy định của nhà sản xuất đưa ra thì bếp sẽ tự ngắt. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và linh kiện bên trong bếp.
- Vượt quá thời gian nấu đã cài đặt: Khi bếp đã vượt quá thời gian bạn cài đặt để nấu, bếp sẽ tự động tắt. Ngoài ra, bếp từ có thể tự động tắt trước khi hết thời gian trong trường hợp do mặt bếp quá nóng. Khi nhiệt độ bên trong cao được phát hiện bởi các cảm biến nhiệt, lúc này trên bảng điều khiển bếp có thể hiển thị mã lỗi hoặc không hiển thị mã lỗi trước khi tự động tắt.
- Bếp tự động tắt khi không có dụng cụ nấu: Một số dòng bếp từ có giới hạn thời gian nhất định, nếu sau khoảng thời gian đó không phát hiện thấy dụng cụ nấu trên bề mặt, bếp sẽ tắt.
- Đặt dụng cụ nấu sai vị trí vùng nấu: Nếu dụng cụ nấu bị dịch chuyển và không được đặt chính giữa của vùng nấu, bếp sẽ không thể phát hiện thấy bất kỳ dụng cụ nấu nào và sẽ tự động tắt.
- Tính năng tự động tắt sau khi nấu được tích hợp bên trong hệ thống cảm biến giúp người dùng không phải đứng canh trước bếp cho đến khi nấu xong. Nó sẽ tự động tắt sau khi nấu để tiết kiệm năng lượng.
- Ngoài ra, nếu dụng cụ nấu không đúng kích cỡ (quá to, quá nhỏ) so với kích thước vùng nấu hoặc do sự cố tràn nước, thức ăn ra bảng điều khiển bếp cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bếp tự động tắt.
3. Cần làm gì khi bếp từ động tắt
Khi bếp từ có dấu hiệu tự động tắt bạn cần xác định rõ nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Như các trường hợp nêu trên, có thể là tính năng an toàn được tích hợp trong bếp từ; cũng có trường hợp là do lỗi trong quá trình sử dụng.
Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng bếp từ:
- Chọn đúng chất liệu nồi, chảo tương thích với bếp từ
- Nồi, chảo có đáy bằng, nhẵn; kích thước từ 10cm
- Không đun nấu ở mức nhiệt cao trong một thời gian dài
- Luôn đảm bảo có nồi, chảo đặt trên vùng nấu ở vị trí chính giữa trước khi bật bếp
- Nên đặt dụng cụ nấu trước rồi mới bật bếp lên.
- Hạn chế nhấc dụng cụ nấu ăn ra khỏi vùng nấu trong quá trình nấu ăn.
- Nếu bếp đã xuất hiện báo mã lỗi dư nhiệt (mặt bếp đang quá nóng) hãy đợi bếp nguội và sử dụng lại bình thường.
Ngoài tính năng tự động tắt bếp, bếp từ còn được trang bị nhiều tính năng an toàn thông minh khác như cảnh báo dư nhiệt; chống tràn, khoá trẻ em, cảnh báo không nhận nồi,… giúp người dùng an tâm khi sử dụng.
Hy vọng, với những chia sẻ qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu các tính năng tiện dụng trên bếp từ.
Xem thêm: Vì sao bếp từ được người nội trợ tin dùng trong căn bếp hiện đại