Bếp từ là một trong những thiết bị nhà bếp thông minh được nhiều người dùng ưa chuộng bởi thiết kế đẹp, hiệu suất đun nấu cao và an toàn khi sử dụng. Vậy bạn đã biết cách sử dụng các chế độ nấu của bếp từ đôi đúng cách chưa? Cùng OGaly theo dõi bài viết dưới đây để sử dụng bếp từ hiệu quả nhất nhé!
1. Ưu điểm khi sử dụng bếp từ
Bếp từ đã dần trở thành một trong những thiết bị nhà bếp thông minh phố biến trong các hộ gia đình. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về tính năng, kiểu dáng và mức độ an toàn khi sử dụng. Bếp từ giúp hỗ trợ quá trình nấu nướng của các chị em nội trợ được nhanh chóng và tiện lợi hơn. Cụ thể,
- Sử dụng bếp từ tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại bếp khác.
- Hiệu suất đun nấu cao, làm chính thức ăn nhanh.
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng
- Bề mặt nấu (mặt kính bếp) vẫn mát, trong và sau khi đun nấu đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Bếp phản ứng nhanh, chính xác với những thay đổi trong kiểm soát nhiệt độ.
- Tích hợp nhiều tính năng an toàn như: Khóa trẻ em an toàn, cảnh báo dư nhiệt, tự động ngắt bếp khi nước tràn,…
- Đa dạng chế độ nấu, dễ dàng tùy chọn chế độ phù hợp với nhu cầu nấu nướng
- Thân thiện với môi trường: không tạo khói, thải ra các khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Không sinh nhiệt ra môi trường xung quanh, giúp không gian bếp luôn thoáng mát, sạch sẽ
- Dễ dàng vệ sinh làm sạch bề mặt bếp.
Trên thị trường hiện nay, các mẫu bếp từ rất đa dạng về mẫu mã, tính năng, giá thành và số lượng vùng nấu. Trong đó, phổ biến là bếp từ 2 vùng nấu và bếp từ 3 vùng nấu được nhiều gia đình lựa chọn.
2. Các chế độ nấu của bếp từ bạn nên biết
Các mẫu bếp từ đôi ngày nay đều được trang bị bảng điều khiển cảm ứng. Giúp người dùng dễ dàng thao tác khi sử dụng. Trên bảng điều khiển ngoài các phím mở/ tắt, tăng giảm nhiệt độ, bếp từ còn có nhiều chế độ nấu khác nhau (tuỳ theo model của từng sản phẩm). Dưới đây là một số chức năng cơ bản của bếp từ thường gặp:
2.1. Chế độ nấu lẩu
Chế độ nấu lẩu giúp người dùng có thể chế biến nhiều món cho cả gia đình. Khi nấu lẩu, bạn cần sử dụng đúng loại nồi lẩu có đáy nhiễm từ.
Cách sử dụng chức năng nấu lẩu:
Nhấn nút nguồn để khởi động bếp, sau đó chọn ký hiệu nấu lẩu. Lúc này, màn hình LED ở chế độ lẩu sẽ sáng. Với chế độ này, bếp từ đã tự động điều chỉnh nhiệt độ và công suất phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tuỳ chỉnh tăng giảm nhiệt độ bằng cách nhấn phí “tăng” (+) và “giảm” (-) hoặc thao tác trực tiếp trên phím điều khiển.
2.2. Chế độ chiên rán/xào
Cùng với công nghệ inverter tiết kiệm điện năng, một số dòng bếp từ cao cấp hiện nay còn tích hợp chức năng chiên rán, xào giúp bạn đễ dàng nấu những món ăn cần mức nhiệt thấp như rang lạc, chiên cá, rán đậu… mà không lo bị cháy.
Để sử dụng chức năng này, bạn chỉ cần đặt chảo lên bếp từ và bật nguồn để khởi động bếp. Sau đó, nhấn chọn chế độ chiên rán/xào trên bảng điều khiển của bếp từ để sử dụng. Khi cần điều chỉnh nhiệt độ bạn chỉ cần nhấn phím “+” và “-”
2.3. Chế độ nấu nước/nấu canh
Chức năng này thường được sử dụng để nấu các loại nước như đun nước sôi hoặc luộc rau. Ở chế độ bếp từ, cài đặt mặc định là cao nhất.
Ví dụ:
Nếu bếp từ nhà bạn có công suất 2000W thì sẽ cài đặt sẵn chế độ đun nước ở mức công suất tối đa 2000W để nấu nước nhanh.
Ngoài ra, một số dòng bếp từ còn trang bị thêm tính năng Booster (nấu nhanh) giúp bạn tiết kiệm thời gian một cách tối đa, khi đang có việc gấp và muốn đun nhanh. Tuỳ thuộc vào thời gian đun nấu và lượng lượng nước trong nồi bạn có thể tuỳ chỉnh tăng/giảm nhiệt độ mong muốn dễ dàng.
Để sử dụng chế độ nấu nhanh, bạn chỉ cần chọn chức năng nấu nhanh trên bảng điều khiển. Lưu ý, bạn không nên sử dụng chức năng này trong 1 thời gian dài vì khi đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ dễ gây hư hại các linh kiện bên trong bếp. Thời gian đun nấu ở chức năng này khuyến nghị là từ 1-5 phút.
2.4. Chế độ ủ ấm, rã đông
Chế độ này thường được sử dụng khi bạn cần hầm thức ăn, hầm xương hoặc hấp thức ăn. Để nấu ở chế độ ủ ấm, rã đông, bạn chỉ cần đặt nồi lên bếp, mở nút nguồn, chọn nhiệt độ nấu thích hợp, sau đó chọn chức năng ủ ấm, rã đông.
Với chức năng này bếp từ đã được cài đặt nhiệt độ và công suất phù hợp để tiết kiệm điện năng. Khi muốn tăng giảm nhiệt độ, nhấn phím “+” hoặc “-” trên bảng điều khiển.
Ví dụ: Khi bạn đang ninh hầm nếu đã đủ nhiệt, để món ăn giữ được độ nóng cho đến lúc thưởng thức, chức năng ủ ấm sẽ giúp món ăn thơm ngon mà vẫn đảm bảo được hương vị, màu sắc hấp dẫn.
2.5. Chức năng nấu lăn tăn (sôi liu riu)
Chức năng này cho phép bạn thực hiện nấu các món ăn như ninh, hầm, nấu cháo, chiên rán một cách dễ dàng.
Chế độ nấu lăn tăn, đảm bảo bếp từ hoạt động ổn định liên tục không đóng ngắt, nước sôi liu riu lăn tăn, giúp tiết kiệm điện năng thay vì bếp sẽ sôi sùng sục xong ngắt, lúc sau lại sôi sùng sục lên sẽ rất tốn điện năng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp.
Hiểu một cách đơn giản, tính năng sôi liu diu trên bếp từ chính là những mức công suất thấp của bếp. Vì dụ, bếp từ có 9 mức công suất, thông thường các nhà sản xuất sẽ thiết lập tính năng này ở mức 1-3.
Cách sử dụng chức năng nấu lăn tăn: Sau khi mở nguồn bếp, bạn chọn mức nhiệt thấp trên bảng điều khiển. Để điều chỉnh nhiệt độ, công suất tương ứng, bạn nhấn vào các phím “+” hoặc “-“.
Ngoài những chế độ nấu thông minh trên bếp từ vừa đề cập, các nhà sản xuất bếp từ hiện nay còn trang bị nhiều tính năng tiện ích khác cho người dùng như:
- Các tính năng an toàn: Khoá trẻ em, cảnh báo báo dư nhiệt, cảnh báo chống tràn và tự động ngắt bếp, tự ngắt khi không có nồi nấu,…
- Chức năng hẹn giờ
- Chức năng tạm dừng
Như vậy, tuỳ thuộc vào từng nhu cầu đun nấu khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được chế độ nấu trên bếp từ phù hợp.
Hy vọng, với những thông tin hữu ích về cách sử dụng các chế độ nấu của bếp từ đôi sẽ giúp bạn nấu thật nhiều món ăn cho gia đình đơn giản, nhanh chóng nhất nhé!
Xem thêm: [Điểm danh] Top 5 bếp từ đôi nhập khẩu Malaysia tốt nhất hiện nay