Sử dụng chảo chống dính giúp thức ăn không bị dính, cháy khét và loại bỏ được nhiều dầu mỡ. Trên thị trường hiện nay, chảo chống dính bếp từ rất đa dạng mẫu mã, giá thành, khiến bạn băn khoăn nên chọn loại chảo chống dính nào? Tiêu chí chọn mua chảo chống dính bếp từ tốt nhất hiện nay? Tham khảo bài viết dưới đây của OGaly để có đáp án ngay nhé!
1. Tại sao chảo bình thường không thể sử dụng trên bếp từ?
Khi chuyển sang đun nấu bằng bếp từ, người dùng thường phân vân không biết có thể sử dụng được loại chảo bình thường trên bếp từ không? Hiểu một cách đơn giản, bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ, thay vì tạo ra nhiệt, bếp từ tạo ra từ trường ngay trên bề mặt kính của bếp. Do vậy, dụng cụ nấu tương thích sử dụng được trên bếp từ cần đảm bảo được làm từ những vật liệu có từ tính và đáy phẳng. Chúng được thiết kế để hút từ trường trên bếp từ.
Để kiểm tra chảo có thể sử dụng được trên bếp từ hay không, bạn cần kiểm tra bằng cách đặt đặt một nam châm lên đáy chảo. Nếu nam châm hút và dính tốt có nghĩa là chảo sử dụng được trên bếp từ.
2. Tiêu chí chọn mua chảo chống dính bếp từ
2.1. Chảo chống dính bếp từ có đáy nhiễm từ và phẳng
Chảo gang, thép, một số thép tráng men và thép không gỉ (inox) có đế hoặc lõi bằng sắt là những chất liệu phù hợp để đun nấu được trên bếp từ. Cụ thể,
- Thép không gỉ (inox): Là một lựa chọn phổ biến cho các dụng cụ nấu nướng vì nó bền, cứng và không bị ăn mòn. Do không phải là chất dẫn nhiệt tốt nhất, vì vậy nó thường được kết hợp với nhôm trong các đế nhiều lớp.
- Gang thép: Có giá thành cao hơn các chất liệu khác, nên chảo gang thép rất bền. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý để vệ sinh sản phẩm đúng cách. Chảo gang thép cho khả năng truyền nhiệt rất đều, dù ở cài đặt thấp, nhưng do đế dày và nặng nên thời gian nóng lên và nguội đi sẽ lâu hơn so với các loại dụng cụ nấu ăn khác. Một số loại chảo gang có đế bằng gang tráng men giúp chống gỉ sét, nhưng nếu sử dụng không cẩn thận, bị va đập có thể bị nứt.
- Hợp kim nhôm: Nhôm dẫn điện và giữ nhiệt tốt, nhẹ và không bị gỉ – nhưng riêng nhôm thì không tương thích với cảm ứng. Do vậy, sử dụng chất liệu hợp kim nhôm sẽ giúp đun nấu trên bếp từ dễ dàng. Với độ cứng lớn hơn nhôm thông thường, chất liệu này giúp tăng tốc độ truyền nhiệt tỏa nhiệt, rút ngắn thời gian nấu nướng.
2.2. Chất liệu lớp chảo chống dính phù hợp
Chất liệu lớp chảo chống dính phổ biến trên thị trường hiện nay được nhiều người ưa chuộng là: Lớp chống dính đá hoa cương, Lớp chống dính men ceramic và Lớp chống dính Teflon và Whitford. Ưu điểm của các loại chất liệu này là khả năng chịu nhiệt cao, ít trầy xước, hạn chế bong chóc.
Lựa chọn loại chảo có lớp chống dính tốt, sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm và an toàn cho sức khoẻ người dùng.
2.3. Kích thước của chảo chống dính bếp từ
Kích thước của cháo chống dính rất đa dạng, do vậy để chọn được loại chảo đun nấu trên bếp từ hiệu quả, tối ưu hiệu suất đun nấu. Bạn cần lưu ý chọn size chảo (đường kính) phù hợp với vùng nấu của bếp.
Kích thước chảo dùng cho bếp từ phổ biến hiện nay dao động từ 14 – 28cm. Trong đó, tuỳ vào nhu cầu nấu nướng, bạn nên chọn các loại chảo có size khác nhau.
Ví dụ:
- Dùng ốp trứng nên chọn chảo đường kính nhỏ 14cm
- Chiên xào, rán thực phẩm nên chọn chảo đường kính 24-28cm.
2.4. Trọng lượng của chảo
Khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt của chảo sẽ liên quan đến trọng lượng. Chảo càng nặng thì khả năng chịu nhiệt, giữ độ nóng, không gây ồn khi nấu cao hơn so với chảo có trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, khả năng nấu ăn nhanh, làm nóng sẽ lâu hơn so với chảo trọng lượng nhẹ. Và trong quá trình nấu ăn, chảo có trọng lượng nặng sẽ làm bạn hơi bật tiện trong việc cần nắm và vệ sinh,… Cũng như mức giá sẽ cao hơn các loại chảo chống dính thông thường khác. Do vậy,
- Nếu bạn muốn nấu chậm và ổn định, thì nên sử dụng chảo dày. Tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm nóng thức ăn, nhưng chúng sẽ đảm bảo cung cấp nhiệt đều và ổn định. Phù hợp để nấu các món cần nhiều thời gian nấu lâu. Các loại chảo này thường có được làm bằng nhôm (có để thép hoặc gang).
- Để nấu ăn nhanh, các đế được làm bằng thép không gỉ sẽ là lựa chọn tốt nhất – chúng giúp làm nóng lên nhanh và phản ứng nhanh với những thay đổi trong cài đặt nhiệt độ. Những chiếc chảo này có xu hướng có đế mỏng hơn, phù hợp với các món chiên, xào,…
2.5. Thiết kế đáy chảo
Thiết kế đáy chảo là một trong những yếu tố quyết định đến giá thành và độ bền của sản phẩm. Trên thị trường hiện có 3 loại thiết kế đáy chảo phổ biến:
- Chảo chống dính đáy đúc: Loại chảo có đáy được đúc liền với thân nguyên khối. Được thiết kế nhiều lớp gắn liền từ thành đến đáy chảo, tạo nên một khối ép vào nhau. Những loại chảo này rất chắc chắn, có độ bền cao. Tuy nhiên có mức giá thành khá cao.
- Chảo chống dính đáy liền: Có thân thường được làm bằng inox 304, độ bền cao; đáy chảo thường là inox 403, gắn liền với thân chảo thành một khối. Chảo có hiệu suất truyền nhiệt tốt, mức giá thành hợp lý được nhiều người lựa chọn.
- Chảo chống dính đáy gắn: đáy của loại chảo này thường được sản xuất riêng và gắn vào mặt đế của chảo. Chảo có trọng lượng nhẹ, đa dạng mẫu mã, tuy nhiên nhược điểm là thất thoát năng lượng cao dẫn đến thời gian nấu lâu hơn so với các loại chảo khác.
Hy vọng những chia sẻ qua bài viết về 1 số tiêu chí chọn mua chảo chống dính bếp từ trên, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại chảo phù hợp với nhu cầu đun nấu của gia đình.
Xem thêm: Bếp từ có tốn điện không? Cách tính điện năng tiêu thụ của bếp từ