Bếp từ có thiết kế hiện đại, sở hữu nhiều tính năng thông minh, dễ sử dụng, hiệu suất đun nấu cao và an toàn là lựa chọn được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn đang băn khoăn liệu bếp từ có tốn điện không? Hãy cùng OGaly tìm hiểu qua bài viết dưới đây có được lời giải đáp ngay nhé!
1. Bếp từ là gì?
Bếp từ là loại bếp điện, sử dụng dòng điện để làm nóng trực tiếp xoong, chảo thông qua cảm ứng từ. Thay vì sử dụng dẫn nhiệt (một phần tử khí hoặc điện truyền nhiệt từ đầu đốt sang nồi hoặc chảo), cảm ứng từ làm nóng nồi nấu gần như ngay lập tức để làm chín thức ăn.
Bếp từ được đánh giá là dòng bếp có khả năng tiết kiệm điện năng tốt và nấu chín thức ăn nhanh.
2. Bếp từ có tốn điện không?
Hiện nay, hầu hết các dòng bếp từ cao cấp đều được trang bị công nghệ biến tần (inverter) tiết kiệm điện năng. Giúp tối ưu và kiểm soát lượng điện sử dụng để duy trì mức nhiệt mong muốn khi sử dụng. Lượng điện năng có thể tiết kiệm được từ 15-20% so với các dòng bếp thông thường.
Xét về nguyên lý hoạt động bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường giữa dòng điện và cuộn dây. Dòng điện chạy qua một dây đồng cuộn bên dưới bề mặt nấu, tạo ra dòng điện từ khắp vùng nấu để tạo ra nhiệt. Bởi vì cảm ứng không sinh ra nhiệt bên ngoài môi trường, chỉ làm nóng trực tiếp khi mặt bếp tiếp xúc với nồi làm từ các nguyên liệu nhiễm từ. Do vậy, nấu bằng cảm ứng sẽ hiệu quả hơn so với nấu bằng gas truyền thống, vì nhiệt năng bị thất thoát ít. Không giống như các loại bếp truyền thống khác, xoong, nồi được làm nóng đồng đều sau đó làm nóng các chất bên trong thông qua quá trình dẫn nhiệt và đối lưu.
Lưu ý: Để cảm ứng điện từ hoạt động, dụng cụ nấu ăn cần phải được làm bằng kim loại nhiễm từ như thép không gỉ/inox; gang.
Xét về hiệu suất đun nấu
Nấu ăn bắng bếp từ cho phép đun sôi nhanh hơn 50% so với các dòng bếp khác. Bởi, cảm ứng tạo ra nhiệt tức thời bên trong kim loại của nồi và chảo, không có nhiệt lượng bị lãng phí ra môi trường bên ngoài.
Bếp từ giúp kiểm soát nhiệt độ chính xác và hiệu suất đun nấu cao lên đến 90%. Cảm ứng cho phép bạn kiểm soát nhiệt chính xác hơn so với các loại bếp khác. Việc kiểm soát nhiệt độ tốt hơn này giúp giảm nguy cơ nấu ở nhiệt độ quá lâu hoặc quá thấp. Giúp ổn định lượng điện năng tiêu thụ.
Vì năng lượng không bị lãng phí khi đốt nóng bếp/đầu đốt và sau đó mới làm nóng nồi như đun nấu bằng bếp gas. Nguyên lý hoạt động của bếp từ, cho phép năng lượng truyền thẳng vào dụng cụ nấu. Nên hiệu suất đun của bếp cao, lên đến 90% và khí đốt cung cấp ít hơn 50%.
Xét về công suất
Bếp từ có công suất càng cao thì thời gian đun nóng càng nhanh và thời gian nấu càng ít. Do vậy, trên thực tế tính tổng số giờ nấu ăn trong một tháng nhân với mức công suất và quy đổi ra giá tiền điện thì số tiền sẽ không quá lớn.
3. Dùng bếp từ tốn bao nhiêu tiền điện hàng tháng
Mức tiêu thụ điện năng của bếp từ hay bất kỳ thiết bị nào sẽ phụ thuộc vào công suất định mức và số giờ hoạt động của bếp từ. Trung bình, công suất định mức của bếp từ nằm trong khoảng từ 1500W đến 3000W.
Để tính toán mức tiêu thụ điện của bếp từ, bạn sẽ cần biết được các thông số: công suất của bếp, giờ hoạt động và biểu giá điện.
Công thức tính tiền điện bếp từ tiêu thụ hàng tháng:
Công suất định mức của bếp từ X Số giờ hoạt động hàng ngày X Biểu giá điện
Ví dụ:
- Công suất định mức của bếp từ: 2000W (2kW)
- Số giờ hoạt động hàng ngày: 1 giờ
- Biểu giá điện bậc 2 (tính theo năm 2022): 1.734 đồng/kWh
Lúc này, bạn sẽ tính được như sau:
- Đơn vị điện hàng ngày do thiết bị tiêu thụ: 2kW x 1= 2 (kW/h)
- Đơn vị điện hàng tháng do thiết bị tiêu thụ: 2 x 30 (ngày) = 60 (kW/h)
- Hóa đơn tiền điện hàng tháng do thiết bị tiêu thụ: 60 (kW/h) x 1.734 = 104.000 VNĐ
4. Mẹo hay sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
Tuy không tiêu tốn quá nhiều điện năng, nhưng việc sử dụng bếp từ đúng cách, hợp lý và tiết kiệm cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm chi phí chung cho sinh hoạt hàng tháng.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn sử dụng bếp từ tiết kiệm điện hơn:
- Sử dụng nồi, chảo đun nấu có kích thước phù hợp với vùng nấu.
- Luôn sử dụng bộ nồi chuyên dụng cho bếp từ, loại có đáy phẳng và dày.
- Sử dụng đúng chế độ nấu ăn muốn sử dụng: Trong quá trình đun nấu để cung cấp lượng điện năng phù hợp trong quá trình chế biến thực phẩm, tránh việc lãng phí điện năng.
- Không dùng chế độ nhiệt cao quá lâu: Bếp từ làm nóng nồi nấu rất nhanh, vì vậy, khi bắt đầu nấu thức ăn. Bạn nên để mức nhiệt vừa phải hoặc mức nhiệt thấp và tăng dần. Nếu sử dụng chế độ Booster (nấu nhanh) nên để thời gian tối đa khoảng 10 phút rồi hạ công suất nấu.
- Lên kế hoạch nấu ăn phù hợp: Nấu nhiều món ăn hơn cùng lúc, giúp giảm thời gian nấu ăn tổng thể để tiết kiệm năng lượng và giảm thời gian nấu nướng.
- Vệ sinh mặt kính bếp từ thường xuyên: Để ngăn ngừa các vết bẩn tích tụ, có thể làm giảm hiệu suất đun nấu và gây mất tính thẩm mỹ cho không gian bếp.
- Hạn chế mở nắp nồi khi đang nấu: Vì mỗi lần mở nắp ra, không khí nóng sẽ tràn ra ngoài, gây tiêu tốn điện năng và mất nhiều thời gian hơn để làm chín thức ăn. Thay vào đó, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ để có thể đảm bảo rằng bếp tiết kiệm năng lượng nhất có thể.
- Tắt bếp sớm hơn vài phút và để nhiệt dư sẽ hoàn thành món ăn.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp trên, đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn về bếp từ có tốn điện không và mẹo sử dụng bếp từ tiết kiệm điện, hiệu quả.
Xem thêm: 9 lưu ý cần nằm rõ trước khi mua bếp từ đôi