Bếp từ ngày nay đã dần thay thế cho các thiết bị đun nấu khác vì sự tiện lợi, nấu ăn nhanh, tiết kiệm năng lượng, an toàn và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, không phải chất liệu nồi, chảo nào cũng nấu được trên bếp từ. Bài viết dưới đây, hãy cùng OGaly giải đáp băn khoăn của nhiều chị em nội trợ với câu hỏi “Bếp từ có kén nồi không?” và nên dùng loại nồi nào cho bếp từ ngay nhé!
1. Tìm hiểu chung về bếp từ
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động bằng cách tạo ra từ trường giữa nồi và các cuộn dây từ bên dưới bề mặt nấu. Năng lượng được tạo ra trong trường điện từ sẽ làm nóng các chất trong nồi. Thay vì sử dụng dẫn nhiệt (một phần tử khí hoặc điện truyền nhiệt từ đầu đốt sang nồi hoặc chảo), cảm ứng từ sẽ làm nóng đáy nồi gần như ngay lập tức và làm chính thức ăn nhanh chóng.
Lợi ích của nấu ăn bằng bếp từ
- Sử dụng bếp từ tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại bếp khác.
- Hiệu suất đun nấu cao, làm chính thức ăn nhanh.
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng
- Bề mặt nấu (mặt kính bếp) vẫn mát, trong và sau khi đun nấu đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Bếp phản ứng nhanh, chính xác với những thay đổi trong kiểm soát nhiệt độ.
- Tích hợp nhiều tính năng an toàn như: Khóa trẻ em an toàn, cảnh báo dư nhiệt, tự động ngắt bếp khi nước tràn,…
- Đa dạng chế độ nấu, dễ dàng tùy chọn chế độ phù hợp với nhu cầu nấu nướng
- Thân thiện với môi trường: không tạo khói, thải ra các khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Không sinh nhiệt ra môi trường xung quanh, giúp không gian bếp luôn thoáng mát, sạch sẽ
- Dễ dàng vệ sinh làm sạch bề mặt bếp.
2. Bếp từ có kén nồi không?
Cảm ứng từ của bếp từ chỉ hoạt động với các dụng cụ nấu ăn được làm từ các chất liệu có đặc tính nhiễm từ hoặc có đáy từ với phần bề mặt đáy phẳng. Cụ thể như:
- Thép không gỉ/inox: Bền và dễ làm sạch, nồi, chảo bằng thép không gỉ là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc nấu nướng trên bếp từ. Ngoài ra, để bếp từ đạt hiệu quả nấu nướng tốt nhất, bạn nên sử dụng nồi Inox có 3 đáy, 4 đáy hoặc 5 đáy,…
- Gang: Gang là chất dẫn nhiệt chậm nhưng giữ nhiệt rất tốt, cho phép nấu đều khi đạt đến nhiệt độ nấu nhất định. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng nồi, chảo bằng gang có bề mặt nhám để tránh làm bếp bị trầy xước.
- Hoặc nồi tráng men sắt, gang tráng men cũng có thể dùng cho bếp từ khi có gắn thêm đáy bắt từ.
Một số chất liệu nồi, chảo nấu không nên dùng cho bếp từ như: Thép không gỉ tinh khiết, nhôm, thuỷ tinh, gỗ, gốm, sứ, đồ đất nung,… Vì những loại nồi này có hiệu suất sinh nhiệt thấp và khi nhiệt lượng tạo ra không đủ có thể khiến cuộn dây của bếp nóng lên, gây nguy hiểm cho bếp (chập điện, cháy nổ).
3. Các loại nồi, chảo có thể dùng cho bếp từ
Bếp từ sử dụng cuộn dây đồng để tạo ra nhiệt từ dòng điện trực tiếp đến dụng cụ nấu nướng. Do vậy, để biết được loại nồi, chảo bạn đang dùng có sử dụng được trên bếp từ hay không bạn cần đảm bảo:
- Chọn đúng loại nồi, chảo nấu có đáy từ và phẳng.
- Đường kính đáy khoảng 10-26cm là thích hợp nhất với bếp từ, giúp hạn chế gây thất thoát nhiệt khi nấu.
- Nồi/chảo phải có lỗ thoát hơi trên nắp, tránh tình trạng thức ăn trào ra ngoài khi nước sôi.
Để nhận biết nồi/chảo có đặc tính nhiễm từ hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng 2 cách:
Cách 1: Kiểm tra bằng nam châm
Dùng một thanh nam châm kiểm tra ở vị trí đáy nồi, nếu nam châm bị hút, nồi phù hợp cho bếp từ.
Nếu không có nam châm, bạn có thể đổ một ít nước vào nồi muốn kiểm tra và cho lên bếp đun bình thường. Nếu bếp không có tín hiệu nhấp nháy trên màn hình hiển thị và nước đang nóng lên, nồi phù hợp.
Cách 2: Xem biểu tượng từ trường hoặc dòng chữ Induction dưới đáy nồi hoặc trên bao bì sản phẩm
Các sản phẩm dành cho bếp từ đều sẽ được ghi chú thông tin rõ ràng trên bao bì, tem sản phẩm, hoặc trên chính sản phẩm đó (thường ở đáy sản phẩm). Do vậy, bạn có thể kiểm tra bằng cách xem thông tin ký hiệu dưới đáy nồi, chảo nếu có ký hiệu từ trường (cuộn dây điện trở từ trường) hoặc chữ induction thì sản phẩm đó dùng được trên bếp từ.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bếp để đảm bảo hiệu suất cao và an toàn khi đun nấu bạn cần lưu ý:
- Tránh tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt độ đột ngột quá lớn khi bên trong nồi không có gì để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng.
- Tắt bếp từ trước vài phút để tiết kiệm điện năng
- Rút dây nguồn sau khi tắt bếp khoảng 15-20 phút
- Vệ sinh bếp từ thường xuyên
- Không làm rơi đồ nặng lên bếp từ, nó có thể làm nứt mặt kính
- Tuyệt đối không trượt dụng cụ nấu nướng từ bên này sang bên kia, có thể để lại nhiều vết xước.
- Nên để các vật nhiễm từ càng xa bếp nấu càng tốt như dao kéo, giấy bạc nhà bếp, điện thoại di động,…
- Khi bếp có các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng như bếp tự động tắt, bếp không làm nóng nồi, xuất hiện tiếng kêu bíp bíp bất thường khi sử dụng,… phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục lỗi ngay.
Hy vọng với những thông tin mà OGaly chia sẻ qua bài viết trên, sẽ giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Bếp từ có kén nồi không?” và nên dùng loại nồi nào cho bếp từ phù hợp nhất nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu các món ăn ngon bằng bếp từ