Bếp từ là một thiết bị nhà bếp thông minh ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính tiện lợi, đun nấu nhanh, an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng bếp, khiến bếp nhanh hỏng và hao tốn điện năng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng OGaly để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi sử dụng thiết bị này nhé!
1. Sử dụng dụng cụ nấu không phù hợp
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi đặt các dụng cụ nấu có đặc tính nhiễm từ lên trên vùng nấu, bếp sẽ hoạt động làm nóng trực tiếp dụng cụ nấu để nấu chín thức ăn. Do vậy, nếu bạn sử dụng dụng cụ nấu không nhiễm từ, bếp sẽ không thể sinh nhiệt và truyền nhiệt lên nồi nấu.
Nếu dụng cụ nấu của bạn chỉ có chút từ tính, thì quá trình làm nóng có thể không hiệu quả, không cân bằng hoặc không liên tục. Điều này sẽ làm bếp hoạt động kém hiệu quả, hiệu suất đun thấp và hao tốn điện năng.
Nên sử dụng nồi, chảo inox; sắt tráng men hoặc thủy tinh có sợi kim loại, có đáy bằng, phẳng. Kích thước đáy nồi phù hợp với kích thước vùng nấu để bếp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm thời gian đun nấu.
2. Không sử dụng bếp từ thường xuyên
Một trong những sai lầm nhiều người mắc phải khiến bếp nhanh hỏng là không sử dụng bếp thường xuyên. Bởi khí hậu tại Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu ít sử dụng bếp, độ ẩm trong không khí sẽ làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong bếp.
Lời khuyên:
- Bạn nên thường xuyên sử dụng bếp từ, hoặc nếu không thi thoảng hãy bật bếp lên đun nấu một lúc để bếp không bị hỏng các linh kiện.
- Nên đặt bếp ở khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế rủi ro chập điện hay rò rỉ nguồn điện.
- Tuyệt đối không đặt bếp ở nơi quá nóng, gần các thiết bị điện tử khác, điều này có thể khiến bếp hoạt động kém hiệu quả và nhanh bị hỏng.
3. Sử dụng bếp ở mức nhiệt cao quá lâu
Các dòng bếp từ đôi thường có công suất lớn giúp bạn nấu nướng nhanh, tiện lợi. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nấu ở công suất cao trong một thời gian dài, không điều chỉnh mức nhiệt phù hợp sẽ khiến bếp nhanh hỏng, mất an toàn trong quá trình sử dụng. Bởi bếp liên tục phải hoạt động quá tải nhiệt, các linh kiện bên trong không được làm mát, dễ gây tình trạng chập cháy, giảm tuổi thọ các linh kiện.
4. Ngắt nguồn điện ngay khi vừa nấu xong
Bếp từ được trang bị quạt tản nhiệt (quạt làm mát) có nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt nhanh chóng các linh kiện bên trong bếp từ và giúp cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động ở mức công suất cao. Vì vậy, khi bếp hoạt động quạt tản nhiệt cũng sẽ hoạt động đồng thời.
Khi đun nấu xong, nếu bạn ngắt nguồn điện luôn, quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, nó sẽ làm chậm quá trình làm mát các linh kiện của bếp, gây nhanh hỏng bếp.
Lời khuyên: Sau khi tắt bếp, bạn nên để thêm khoảng 10-15 phút rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo các linh kiện bên trong bếp được làm mát hoàn toàn. Khi không còn nghe thấy tiếng quạt tản nhiệt chạy, bạn có thể ngắt nguồn điện.
5. Luồng khí lưu thông của bếp từ bị che kín
Nếu bạn sử dụng bìa cứng hay vải kê dưới bếp từ để hạn chế bám bẩn lên bàn bếp, thì vô tình chung sẽ gây tác động ngược lại làm giảm tuổi thọ của bếp. Bởi khi luồng khí lưu thông của bếp bị che khuất, quạt tản nhiệt sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến bếp bị quá nhiệt, nóng lâu.
Lời khuyên: Đặt bếp ở vị trí thoáng mát, quạt tản nhiệt không bị che khuất bởi bất kỳ vật dụng nào để bếp từ hoạt động hiệu quả.
6. Không thường xuyên vệ sinh bếp từ
Một trong những sai lầm thường gặp của chị em nội trợ chính là không thường xuyên vệ sinh bếp từ. Điều này có thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm giảm tuổi thọ của bếp. Bởi trong quá trình đun nấu những mảnh vụn, dầu mỡ cũ, thức ăn trào ra bếp sẽ ngay lập tức bám chặt vào mặt kính bếp, sẽ khiến cho mặt bếp không duy trì được độ sáng bóng.
Ngoài ra trong các trường hợp,
- Nếu mặt kính bếp bị xước kính, thức ăn có thể dính vào các vết trầy xước và khi đặt dụng cụ nấu ăn lên, có thể làm kính bị hư hại thêm và có khả năng tạo ra các vết nứt.
- Bếp từ có thể bị trầy xước nếu bạn đặt dụng cụ nấu quá nặng lên mặt bếp và kéo lê trên mặt bếp.
Do vậy, sau khi sử dụng bếp xong, đợi bếp nguội hẳn bạn nên vệ sinh sạch sẽ mặt kính bếp từ bằng nước tẩy chuyên dụng. Điều này không chỉ giúp bếp luôn sáng bóng như mới, an toàn trong quá trình sử dụng mà còn giúp tăng tuổi thọ cho bếp của bạn.
Trên đây là chia sẻ về những sai lầm khi sử dụng bếp từ mà các chị em nội trợ cần tránh không mắc phải để sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả và tăng độ bền tốt nhất. Để biết thêm thông tin những mẫu sản phẩm bếp từ OGaly, tham khảo tại đây.
Xem thêm: Mẹo làm sạch bếp từ bị cháy đơn giản, hiệu quả