Bếp từ là một thiết bị nấu ăn thông minh thiết yếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cũng giống như các thiết bị điện tử khác, bếp từ cũng có những nguyên tắc an toàn riêng mà mỗi người dùng cần phải tuân thủ để sử dụng sao cho hiệu quả. Cùng tham khảo những nguyên tắc an toàn khi sử dụng bếp từ dưới đây giúp việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn và đảm bảo an toàn cho cả gia đình bạn nhé!
1. Quy tắc sử dụng bếp từ an toàn
Vị trí lắp đặt bếp từ
Bếp từ hoạt động bằng điện, vì vậy bạn nên lắp đặt bếp gần nguồn điện, ở vị trí khô thoáng, không ẩm thấp tránh các nguồn nước, nguồn lửa để tránh ẩm ướt đảm bảo độ bền. Tránh để cạnh tủ lạnh, tủ đông, sát tường và các thiết bị có độ ẩm lớn có thể làm ngưng tụ nước, dễ gây hỏng hóc thiết bị.
- Với các gia đình lắp đặt bếp từ âm, bạn cần chú ý đến kích thước khoét đá của bếp (nên rộng hơn 1cm so với kích thước thực tế của bếp).
- Không lắp đặt bếp từ trực tiếp phía trên máy rửa bát, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt hoặc máy sấy quần áo, vì độ ẩm có thể làm hỏng bộ phận điện tử của bếp.
Nguồn điện kết nối với bếp từ
Các loại bếp từ hiện nay đều hoạt động với mức điện áp 220V. Do vậy, cần đảm bảo hiệu suất nguồn điện phải cung cấp đủ từ 190-240V. Bạn cần chú ý đến thông số này, để phòng trường hợp nếu sử dụng nguồn điện có định mức cao hơn, thiết bị có nguy cơ cháy nổ cao.
Trước khi kết nối bếp từ với nguồn điện cần kiểm tra:
- Nguồn điện cung cấp phải có đủ 3 dây (dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất).
- Nên đặt aptomat riêng cho bếp từ: Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất. Sau khi không sử dụng, nên dập aptomat riêng này để đảm bảo an toàn.
- Đảm bảo dây điện luôn thẳng, không được xoắn, gập để dòng điện được tải đi dễ dàng và nhanh chóng.
- Không dùng chung ổ cắm bếp từ với các thiết bị khác. Để tránh gặp sự cố cháy, nổ, sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các thiết bị còn lại.
- Cáp cấp nguồn không được chạm vào bất kỳ bộ phận nóng nào và phải được định vị sao cho nhiệt độ của cáp không vượt quá 75ºC tại bất kỳ thời điểm nào.
- Thường xuyên kiểm tra dây điện, phích cắm dây để đề phòng rủi ro. Trường hợp dây điện bị đứt hoặc hở. Nên chọn biện pháp thay dây mới, thay vì bọc qua loa.
Sau khi lắp đặt bếp từ
- Với lắp đặt bếp từ âm, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn bếp để tránh bếp bị xê dịch trong quá trình sử dụng.
- Dùng khăn ẩm thấm nước hoặc nước rửa chén với khăn mềm để lau sạch bếp.
- Kiểm tra, nấu thử bếp để xem khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt.
2. Cách sử dụng bếp từ an toàn và đúng cách
2.1. Sử dụng đúng loại nồi, chảo dùng cho bếp từ
Để sử dụng được cho bếp từ thì nồi, chảo phải được làm từ các chất liệu có đặc tính nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ mới có thể sử dụng được trên bếp từ. Cụ thể:
- Thép không gỉ/inox: Bền và dễ làm sạch, nồi, chảo bằng thép không gỉ là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc nấu nướng trên bếp từ. Ngoài ra, để bếp từ đạt hiệu quả nấu nướng tốt nhất, bạn nên sử dụng nồi Inox có 3 đáy, 4 đáy hoặc 5 đáy,…
- Gang: Gang là chất dẫn nhiệt chậm nhưng giữ nhiệt rất tốt, cho phép nấu đều khi đạt đến nhiệt độ nấu nhất định. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng nồi, chảo bằng gang có bề mặt nhám để tránh làm bếp bị trầy xước.
- Hoặc nồi tráng men sắt, gang tráng men cũng có thể dùng cho bếp từ khi có gắn thêm đáy bắt từ.
Không nên sử dụng chất liệu nồi, chảo cho bếp từ như: Thép không gỉ tinh khiết, Nhôm, Thuỷ tinh, Gỗ, Gốm, Sứ, Đồ đất nung,…
2.2. Hạn chế sử dụng dụng cụ kim loại khi nấu ăn
Để tránh dòng điện chạy qua cơ thể, hoặc khả năng chịu nhiệt của các loại muỗng và dụng cụ nấu ăn bằng kim loại thấp có thế gây bỏng khi sử dụng. Bạn nên hạn chế sử dụng dụng cụ nấu ăn kim loại, hoặc các dụng cụ kim loại đó phải có khả năng chịu nhiệt cao và có tay cầm cách nhiệt. Tốt nhất nên chọn các dụng cụ nấu ăn được làm từ tre, gỗ,…
2.3. Làm quen với các chức năng và cách điều chỉnh nhiệt độ bếp
Mỗi model bếp từ của từng hãng sản xuất sẽ có cách sử dụng bếp khác nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên đọc qua hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để nắm rõ và thao tác bếp thuận tiện nhất.
Cách sử dụng bếp từ: Đặt nồi hoặc chảo lên mặt bếp từ, chọn vùng nấu phù hợp, sau đó chọn cài đặt nhiệt độ. Mặt bếp sẽ phát hiện đế bắt từ và bắt đầu nóng ngay lập tức.
2.4. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với một số loại thực phẩm
Tốc độ làm nóng nồi, chảo của bếp từ nhanh hơn so với các loại bếp truyền thông. Do vậy, trong quá trình đun nấu, khởi động bếp, bạn nên chọn mức nhiệt phù hợp, không chọn mức nhiệt quá cao có thể làm hỏng xoong, chảo hoặc dẫn đến chập điện, gây hỏng cách linh kiện bên trong bếp.
Hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất bếp từ đều thiết lập các chức năng nấu với mức nhiệt phù hợp với nhu cầu chế biến của các loại thực phẩm khác nhau. Giúp người sử dụng, sử dụng bếp dễ dàng hơn, chỉ cần chọn đúng chức năng nấu, tiện lợi.
Khi chuyển các chức năng nấu, bạn cũng nên lưu ý, giảm dần mức công suất nấu sau đó mới chọn chế độ nấu tiếp theo. Tránh tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt đột ngột quá lớn khi bên trong nồi không có gì để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng.
Khi sử dụng mức công suất nấu nhanh Booster, không nên để chế độ này quá lâu bởi khi nấu nhiệt độ cao liên tục rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng.
2.5. Tắt bếp trước vài phút để tiết kiệm điện năng
Khi nấu thức ăn gần xong, bạn bên tắt bếp trước khoảng vài phút. Bởi, hơi nóng trên mặt bếp còn lại sẽ đủ để tiếp tục làm chín thực phẩm. Giúp bạn vừa tiết kiệm điện năng, lại giúp thức ăn chín vừa tới, ngon miệng hơn. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm và xào, không áp dụng khi chế biến những món chiên rán.
2.6. Rút dây nguồn sau khi tắt bếp khoảng 15-20 phút
Khi tắt bếp từ, hệ thống quạt trong bếp vẫn sẽ hoạt động thêm vài phút để làm nguội các bộ phận bên trong của bếp, giảm sự tác động của nhiệt đối với tuổi thọ của sản phẩm. Do vậy, bạn không nên rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bếp nhanh hỏng.
Ngoài ra, để giảm thiểu lãng phí điện năng bạn cũng nên hạn chế mở nắp xoong, nồi khi không cần thiết.
2.7. Sử dụng chức năng khoá an toàn khi cần thiết
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng bếp, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ. Khi đã nấu xong hoặc bận việc, bạn nên chọn phím chức năng khoá an toàn.
2.8. Vệ sinh bếp từ thường xuyên
Sau khi nấu nướng xong, vết dầu mỡ và vụn thức ăn có thể bám lên bề mặt bếp. Nếu không vệ sinh ngay, vết bẩn sẽ rất khó làm sạch. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và hiệu suất đun nấu của bếp.
Cách vệ sinh bếp từ đúng cách:
- Đầu tiên – Lau sạch bằng bọt biển ẩm. Loại bỏ cặn nấu trên bề mặt khỏi bếp (đảm bảo rằng bếp đã tắt và khu vực vùng nấu đã nguội).
- Thứ hai – Thoa một chút chất tẩy rửa an toàn lên bề mặt bếp và chà cho đến khi loại bỏ hết cặn và vết bẩn. Dùng khăn giấy ẩm hoặc vải để làm sạch.
- Thứ ba – Lau lại bằng khăn khô mềm. Bạn có thể dùng khăn giấy, vải khô hoặc giẻ lau bếp để lau khô bề mặt bếp.
Ngoài ra, để tăng tuổi thọ của bếp, trong quá trình sử dụng bếp bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Không làm rơi đồ nặng lên bếp từ, nó có thể làm nứt mặt kính.
- Nồi, chảo sử dụng phải nhẵn và có đáy phẳng.
- Tuyệt đối không trượt dụng cụ nấu nướng từ bên này sang bên kia, có thể để lại nhiều vết xước.
- Nên để các đồ nhiễm từ càng xa bếp nấu càng tốt. Điều này bao gồm dao kéo, giấy bạc nhà bếp, điện thoại di động,…
- Khi bếp có các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng như bếp tự động tắt, bếp không làm nóng nồi, xuất hiện tiếng kêu bíp bíp bất thường khi sử dụng,… phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục lỗi ngay.
Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên qua bài viết trên, giúp bạn nắm vững các quy tắc an toàn khi sử dụng bếp từ đúng cách và hiệu quả. Luôn tự tin khi nấu nướng, công việc nội trợ trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và nhanh chóng.
Xem thêm: Top 10 thương hiệu bếp từ được yêu thích nhất hiện nay